Hệ thống nhà bếp công nghiệp cần những thiết bị gì ? Đây là câu hỏi được nhiều anh chị hỏi trong quá trình mình tư vấn cho khách hàng. Khi đứng trước 1 dự án mới, một công trình làm nhà bếp mới, nếu anh chị chưa có nhiều kinh nghiệm, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra :
- Hệ thống nhà bếp công nghiệp cần những thiết bị gì ?
- Sắp xếp, thiết kế nhà bếp như thế nào là hợp lý ?
- Chọn bao nhiêu bếp đủ để dùng cho công ty ?
- Chuyển đổi từ bếp gas công nghiệp sang bếp từ công nghiệp có lợi gì ?
- Chi phí cho 1 hệ thống bếp công nghiệp mới cần khoảng bao nhiêu là đủ ?
- …..
Xin chia sẻ một số kinh nghiệm tới quý anh chị tham khảo.
Hệ thống nhà bếp công nghiệp bao gồm những gì ?
Một ví dụ về sơ đồ khu bếp ăn công nghiệp tại một trường học.
Sơ đồ khu bếp ăn công nghiệp
Tiêu chuẩn của một nhà bếp công nghiệp cần phải đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm(vsattp). Một trong các tiêu chí để đáp ứng đó là quy trình một chiều trong vsattp. Quy trình 1 chiều đó là gì ? Là phải sắp xếp các khu vực riêng và tách biệt với nhau theo đúng 1 quy trình.
Kho Chứa => Khu sơ chế => Khu Bếp Nấu => Khu Soạn Chia => Khu Rửa Tay, Vệ sinh.
Các khu vực của hệ thống nhà bếp công nghiệp
Kho Chứa Đồ : Đây là nơi chứa các thực phẩm tươi, sống được đặt trong các tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ mát và các giá đỡ. Khu này được bố trí ngay gần cổng vào và được đặt xa nơi để đồ ăn chín.
Khu sơ chế : Thực phẩm tươi sống được đưa lấy từ kho đưa ra khu sơ chế để tiến hành chuẩn bị nguyên liệu trước khi đem vào khu bếp nấu. Đây là nơi đặt các thiết bị dao, thớt, bàn, chậu rửa, thùng rác, máy xay thịt …
Khu bếp nấu : Thực phẩm sau khi sơ chế có thể đem vào đầu bếp nấu luôn hoặc được bỏ vào tủ mát. Tủ này được đặt ở gần khu bếp nấu, nơi chứa các thiết bị như Tủ Cơm Công Nghiệp, Bếp Hầm, Bếp Chiên Xào, Thiết bị giữ nóng thực phẩm …
Khu soạn chia : Đây là khu phân chia thức ăn chín ra các khay chứa đồ. Khu này phải đặt ở những nơi sạch sẽ, khô ráo, chúng được cách xa những khu sơ chế, nguyên liệu. Các phần ăn, khay chứa đồ ăn phải được đậy kín trước khi người dùng lấy đồ ăn.
Khu rửa tay, vệ sinh : Sau khi ăn xong, các khay và rác phải được đưa vào khu vệ sinh. Hiện tại ở các nhà ăn, người dùng thường phân loại rác và chén, đũa, khay và các khu vực quy định, đảm bảo quá trình vệ sinh được nhanh chóng và tiện lợi hơn. Bát đũa, chén, dĩa được đưa vào khu máy rửa bát rửa trước khi đưa vào tủ sấy bát đĩa.
Một hệ thống nhà bếp công nghiệp cho trường học
Tủ dùng cho khu bếp công nghiệp
Tủ đông.
Tủ mát, tủ bảo ôn.
Tủ sấy bát đĩa, đũa …
Các máy móc liên quan sử dụng trong khu hệ thống nhà bếp công nghiệp
Máy xay thịt.
Máy rửa bát.
Hệ thống bếp công nghiệp
Bếp hầm : Dùng nấu các món canh, luộc, hầm xương, nấu nước.
Bếp chiên xào : Thường được dùng với chảo lõm với mục đích xào, chiên các món.
Bếp nướng ( lò nướng ) : Dùng cho các món nướng.
Quầy giữ nóng thức ăn : Những thức ăn sau khi nấu xong được đưa vào các khay để giữ nóng cho người dùng khi lấy đồ ăn được nóng sốt.
Trước đây, hầu hết hệ thống các nhà bếp công nghiệp đều sử dụng gas làm nguyên liệu chính. Chính vì vậy bếp gas được sử dụng rộng rãi. Nhưng vài năm trở lại đây, bếp từ công nghiệp là xu hướng mới, bởi những ưu điểm và sự tiện lợi của nó.
Xem : Bảng giá bếp từ công nghiệp 2020
Hệ thống hút mùi
Với bếp ăn công nghiệp, khi nấu thức ăn, mùi thức ăn sẽ lan tỏa ra khu bếp gây nóng nực và khó chịu nếu không có hệ thống hút mùi và lọc gió tươi. Hệ thống này mang lại môi trường thông thoáng cho gian bếp và đây là điều kiện bắt buộc ở các bếp thuộc tòa nhà, trung tâm thương mại.
Chọn các thiết bị bếp công nghiệp như thế nào là phù hợp
Đây là điều mà khi triển khai dự án bếp công nghiệp, nếu là người lần đầu làm khá bối rối. Theo thực tế, những quy trình trên là tiêu chuẩn cơ bản của nhà bếp công nghiệp. Tuy nhiên, dự án sẽ được thiết kế, lên dự toán, chọn lựa các thiết bị theo giá trị đầu tư ban đầu, nhu cầu thực tế, định hướng tương lai.
Do giới hạn tổng quan của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu, tư vấn cho quý khách phần quan trọng nhất của dự án đó là phần lựa chọn bếp nấu công nghiệp; mà cụ thể là chọn bếp từ công nghiệp.
Nếu các bạn chưa biết về bếp từ công nghiệp có thể tham khảo bài viết này : Chi tiết về bếp từ công nghiệp
Lựa chọn bếp từ cho hệ thống nhà bếp công nghiệp có là xu hướng ?
Thực chất việc chuyển đổi từ hệ thống bếp gas qua hệ thống bếp từ, ban đầu gây khá nhiều lạ lẫm với đầu bếp. Sẽ có nhiều đầu bếp chịu thay đổi và cải tiến hoặc có đầu bếp không chịu thay đổi. Bởi có một số điểm riêng mà bếp gas có, bếp từ không có, hoặc bếp từ cải tiến được 1 số nhược điểm mà bếp gas gặp phải.
Một số ưu điểm của bếp từ công nghiệp so với bếp gas :
- Nấu nhanh hơn : Thời gian nấu bếp từ có thể giảm gần 1/2 so với thời gian nấu bếp gas.
- Tận dụng tới 95% nhiệt lượng sinh ra, trong khi đó bếp gas tận dụng được khoảng 60%.
- An Toàn : Sử dụng bếp từ hoàn toàn an toàn, không sợ cháy nổ, nguy hiểm.
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Tiết kiệm chi phí nhiên liệu : Sẽ có nhiều người không tin, nhưng thực tế nếu các bạn tính chi phí bỏ ra hàng tháng sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.
Vì vậy hệ thống nhà bếp sử dụng bếp từ là xu hướng tất yếu ở một nhà bếp hiện đại.
Cách chọn bếp từ công nghiệp cho hệ thống nhà bếp
Chọn bếp hầm :
Bếp hầm hay còn gọi là bếp từ công nghiệp mặt phẳng, tùy theo thiết kế và không gian nhà bếp có thể chọn bếp từ đơn, bếp từ công nghiệp đôi, bếp từ công nghiệp ba.
- Bếp từ công nghiệp đơn – mặt phẳng thường được sử dụng với những nhà bếp có diện tích nhỏ. Những nhà bếp với số lượng suất ăn vài trăm suất trở xuống. Ưu điểm của loại bếp này là dễ dàng di chuyển, tháo lắp trong trường hợp bảo trì, bảo hành. Dễ dàng vận chuyển khi lắp đặt bởi kích thước nó chỉ 650 x 750 x 550 + 550mm.
- Bếp từ công nghiệp đôi, ba, mặt phẳng : Phù hợp với những nhà bếp có không gian rộng, nhà bếp đặt tại tầng 1. Lý do là chiều dài bếp lớn, gây khó khăn khi vận chuyển, di chuyển. Nếu nhà bếp công ty được sắp xếp ở tầng trên thì việc vận chuyển bếp lên khá phức tạp nếu thang máy không đủ rộng. Một điều khó khăn nữa đó là công việc bảo trì, bảo hành phải thực hiện tận nơi. Trong trường hợp 1 bếp có vấn đề, việc bảo trì, sửa chữa, bảo hành khá khó khăn, khó linh động. Đầu bếp phải tạm dừng bếp kế bên gây bất tiện.
Chọn bếp xào, chiên :
Đây là điều khác biệt và thấy được sự thay đổi của bếp từ so với bếp gas. Chảo bếp từ làm bằng inox khá là nặng, dẫn đến việc thao tác của đầu bếp với chảo như chảo nhôm là rất khó khăn. Vì vậy, theo thiết kế, nhà sản xuất chảo inox cho bếp từ với đường kính tối đa là 50cm.
Đối với những nhà bếp lớn, công nhân nhiều, dùng chảo inox 50cm như trên là không khả thi. Bếp từ công nghiệp chảo liền ra đời, nhằm đáp ứng được nhu cầu với chảo lớn. Các dòng bếp từ chảo liền với công suất lớn miệng chảo rộng, dễ dàng thao tác. Có thể nói sự ra đời của bếp từ công nghiệp chảo liền tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp so với dùng bếp gas :
- Tiết kiệm được số bếp nấu : bởi bếp có miệng chảo lớn, công suất lớn, nấu nhanh hơn. Nếu đo năng suất thì 1 bếp lớn = 2 bếp gas với chảo nhôm cùng loại.
- Nhân công : Chỉ cần 1 người nấu bếp từ chảo liền thay thế được 2 người dùng bếp gas.
- Tiết kiệm thời gian : Thời gian nấu bếp từ nhanh chỉ bằng 1/2 thời gian nấu bếp gas.
Chọn nồi – chảo dùng với bếp từ công nghiệp
- Bếp từ sử dụng với những nồi, chảo có tính nhiễm từ. Để kiểm tra bạn có thể dùng nam châm để thử.
- Tốt nhất bạn nên chọn những nồi, chảo có đáy là inox 430 có tính dẫn từ cao.
- Nồi thủy tinh, nồi nhôm, chảo nhôm không thể nấu với bếp từ.
Trên là một số chia sẻ về cách chọn bếp từ công nghiệp cho hệ thống bếp. Những thiết bị thuộc hệ thống nhà bếp công nghiệp thường có giá trị cao. Vì vậy, khi chọn cho dự án bạn cần cân nhắc rất nhiều để lựa sản phẩm phù hợp. Liên hệ Sang Long nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về hệ thống bếp công nghiệp. Đặc biệt Chúng tôi luôn luôn tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.